TỰ ĐIỂN TỔNG HỢP
  • Tra từ
  • Các Từ điển khác
    Từ điển Hán Việt Trích Dấn Từ điển Hán Việt Thiều Chửu
    Từ điển Chữ Nôm Trích Dấn
    Đại Nam Quấc Âm Tự Vị Từ điển Hội Khai Trí Tiến Đức
    Phật Quang Đại Từ điển
  • Hướng dẫn
    Hướng dẫn
    Về Từ điển tổng hợp
  • Tài khoản
    Đăng nhập Đăng xuất Đăng ký
  • Quản lý
    Cấu hình tự điển Bảng thuật ngữ Nhập bảng thuật ngữ Xuất bảng thuật ngữ
ANY>>ANY

Việt

sở hữu

sở hữu

 
Từ điển Prodic - KHKT - Việt - Anh
Từ điển phân tích kinh tế
Từ điển Nguyễn văn Tuế -- Việt-Đức
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế
Từ điển triết học Kant
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương
Từ điển Công Giáo Anh-Việt
Từ điển triết học HEGEL

có

 
Từ điển Prodic - KHKT - Việt - Anh
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

riêng

 
Từ điển Prodic - KHKT - Việt - Anh

nắm giữ

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

làm chủ

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

toàn quyền sử dụng

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

giữ

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

tiếp nhận

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

nhận chức

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

chiếm có

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

thuộc cách

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

chiếm hữu và nhân thân

 
Từ điển triết học HEGEL
vật sở hữu

1. Đặc tính

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

đặc trưng

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

tính chất

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

thuộc tính

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

tính cố hữu 2. Tài sản

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

sản nghiệp

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

vật sở hữu

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

sở hữu

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

Anh

sở hữu

property

 
Từ điển phân tích kinh tế
Từ điển triết học Kant
Từ điển triết học HEGEL

 possession

 
Từ điển Prodic - KHKT - Việt - Anh

 own

 
Từ điển Prodic - KHKT - Việt - Anh

ownership

 
Từ điển phân tích kinh tế

genitive

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

possession and person

 
Từ điển triết học HEGEL
vật sở hữu

property

 
Từ điển Công Giáo Anh-Việt

Đức

sở hữu

Eigentum

 
Từ điển Nguyễn văn Tuế -- Việt-Đức
Từ điển triết học Kant
Từ điển triết học HEGEL

Besitz

 
Từ điển Nguyễn văn Tuế -- Việt-Đức
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

Vermögen

 
Từ điển Nguyễn văn Tuế -- Việt-Đức

possessiv

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

vereinen

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

besitzen

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

verfügen

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

innehaben

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

besitz und person

 
Từ điển triết học HEGEL
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

er vereint alle Mächte in seiner Hand

ông ta nắm tất cả mọi quyền hành trong tay.

ein Haus besitzen

sở hữu một cái nhà

viele Bücher besitzen

có nhiều sách

(ugs.) er besaß keinen Pfennig

hắn nghèo kiết xác, hắn không có một xu

die besitzende Klasse

những người giàu có, tầng lớp giàu có

Geschmack besitzen

(nghĩa bóng) có khẩu vị tinh tế

jmds. Zuneigung, Vertrauen besitzen

chiếm được thiện cảm, lòng tin cậy của ai

er hat die Frechheit besessen, mich anzulügen

hận láo xược đến nỗi nói dối cả tôi.

über große Erfahrung verfügen

có kinh nghiệm phong phú.

Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

nehmen von etw (D) Besitz nehmen [ergreifen] chiếm,

đoạt, chiémlấy, chiém lĩnh, chiém đoạt;

Từ điển triết học HEGEL

Sở hữu (sự), Chiếm hữu (sự) và Nhân thân [Đức: Eigentum, Besitz und Person; Anh: property, possession and person]

Một động từ hiện không còn dùng nữa, có quan hệ với chữ “riêng có” và có nghĩa là “có, chiếm lấy”, cho ra đời tính từ eigen (ban đầu có nghĩa “đã chiếm hữu, nắm quyền chiếm hữu”, bây giờ có nghĩa là “của riêng”, chẳng hạn như trong “ngôi nhà của riêng tôi”). Từ đó có danh từ Eigenschaft, trước kia có nghĩa là “(chủ) sở hữu, sự chiếm hữu” nhưng được Eckhart dùng với nghĩa là “đặc điểm” (Eigenheit, chữ La-tinh là proprietas) và được Wolff dùng với nghĩa là một “thuộc tính, tính chất, chữ La-tinh là attributum”. Hegel chỉ dùng nó với nghĩa là “tính chất” (thuộc tính) của sự VẬT (Ding).

Eigentum là sở hữu riêng (chữ này cũng được Eckhart dùng để dịch chữ proprietas), tất cả mọi thứ mà mình có, có thể bao gồm hay không bao gồm thân thể của mình. (Hegel tin rằng qua đào luyện tinh thần và thể xác, con người mới chiếm hữu chính mình và trở thành sở hữu của chính mình: THPQ, §57). Sự chiếm hữu của tôi, do đó, cũng là sự sở hữu của tôi, nhưng sở hữu thì khác hẳn với sự chiếm hữu, và cái tôi có hay sự sở hữu của tôi khác hẳn với cái tôi chiếm hữu hay cái tôi có trong việc chiếm hữu: sự sở hữu có thể không ở trong sự chiếm hữu của chủ nhân hợp pháp của nó. Như vậy, ta có QUYỂN đối với cái mình sở hữu, nhưng không nhất thiết đối với những gì ta chiếm hữu. Besitzen nghĩa là “chiếm hữu”, ban đầu nó có nghĩa là “chiếm” một cái gì đó, và Besitz là “sự chiếm hữu”, cả theo nghĩa là cái mà người ta chiếm hữu lẫn theo nghĩa có hay đưa cái gì đó vào trong “sự chiếm hữu” của mình. Besitznahme là “sự chiếm hữu”, nhất là (theo Hegel) chiếm lấy một cái gì đó chưa thuộc về bất cứ ai. Besitzergreifung (“chiếm hữu, chiếm giữ”) cũng có nghĩa tương tự, nhưng có ý là tước đoạt, thủ đắc bằng thân thể (ergreifen), điều đó, theo quan điểm của Hegel, chỉ là một trong nhiều cách để chiếm hữu một vật, đồng thời ban cho hình thức và biểu thị [đánh dấu] nó như là sự sở hữu của mình (THPQ, §54 và tiếp).

Chữ Besitz và besitzen cũng thể hiện sự nhập nhằng như “có/chiếm hữu” (động từ) và “sự chiếm hữu” (danh từ): vì vậy Kant phân biệt giữa Besitz “cảm tính” hay Besitz “thường nghiệm”, tức là, sự thủ đắc bằng thân thể, với Besitz “hợp pháp” hay Besitz “khả niệm”, tức là, quyền sở hữu hợp pháp (SHHĐL, I §§117). Đối với Hegel, Besitznahme một sự VẬT vô chủ (Sache) là giai đoạn đầu của Eigentum. Cái mà tôi chiếm hữu chỉ trở thành sở hữu của tôi, khi người khác công nhận quyền hạn của tôi đối với sự vật đó.

Theo quan điểm của Hegel, bất kỳ ai có sở hữu đều là một nhân thân, và chỉ có nhân thân mới có thể làm chủ sở hữu. Person bắt nguồn từ chữ persona trong tiếng La-tinh, ban đầu có nghĩa là cái “mặt nạ của diễn viên”, vì thế nên mới có nghĩa là một “nhân vật trong vở kịch”, và sau đó có nghĩa là một “nhân thân”. Theo cách dùng thông thường, chữ Person nghĩa là (1) một người, tương phản với một vật; (2) một người có danh vọng hay có địa vị cao; (3) một nhân vật trong vở kịch; (4) theo nghĩa khinh miệt, nhất là người phụ nữ thuộc tầng lớp thấp kém. (Nghĩa thứ (4) bắt nguồn từ thực tế rằng tính nhân thân là mẫu số chung thấp nhất của mọi con người; thế nên chữ nhàn thăn [Person] dùng để chỉ những người không có địa vị nào cả. Điều đó lý giải tại sao Hegel cho rằng chữ Person “diễn đạt ý khinh miệt”, HTHTT, VI.A.c; THPQ, §35A). Từ chữ Person mới có chữ persönlich và Persönlichkeit (“tính nhân thân, nhân vị”). Việc sử dụng những chữ này của Hegel nhìn chung phù hợp với cách ông dùng chữ Person, loại trừ những nghĩa như “nhân cách” (vĩ đại, khác thường, v.v.) và chỉ có nghĩa: “về phương diện tính nhân thân, mọi người đều bình đẳng” (THPQ, §49).

Hegel cố gắng liên hệ hai cách dùng chuyên biệt chủ yếu cho chữ Person:

(1) Trong triết học, một Person là một tồn tại có tư duy, có lý tính. Kant đã phân biệt ba nghĩa của chữ Person theo cách dùng này:

(a) Một CHỦ THỂ lô-gíc hay một cái Tôi, có Ý THỨC về sự đồng nhất bền vững của mình xuyên suốt sự thay đổi của các trạng thái.

(b) Một chủ thể thực tồn, tức là một BẢN THỂ bền vững, có ý thức về sự đồng nhất bền vững của mình. (Kant cho rằng theo nghĩa này, tôi không thể biết được tôi là một Person).

(c) Một chủ thể lý tính, tạo nên những mục đích không phụ thuộc vào tự nhiên, chịu trách nhiệm cho những hành động của mình và vì vậy là một MỤC ĐÍCH hay cứu cánh tự thân.

(2) Trong luật học, một Person là một chủ thể có các quyền và nghĩa vụ hợp pháp. Nó không chỉ gồm các nhân thân theo nghĩa (1) (nhất là ở (c)), mà còn có những juristische Personen (“pháp nhân”) nữa, tức các tổ chức chứa nhân thân theo nghĩa (1) (“thể nhân”), nhưng bản thân tổ chức đó không phải là một “thể nhân”. (THPQ chủ yếu đề cập đến các pháp nhân mà bản thân cũng là những thể nhân. Nhưng THPQ §46 xem xét các “pháp nhân nhân tạo” và THPQ §169 xem GIA ĐÌNH như là một nhân thân).

(3) Chữ Person cũng dùng để chỉ các Ngôi của Chúa Ba Ngôi. Ở cấp độ TÔN GIÁO, Hegel xem Thiên Chúa là một nhân vị (một Ngôi), và cũng là tam vị nhất thể. Nhưng ông không nhấn mạnh bản thân ba ngôi trong Chúa Ba Ngôi là các nhân thân.

Không giống như Kant, Hegel phân biệt Person với Subjekt, và ông phân biệt chúng theo hai cách khác nhau, tương ứng với sự hàm hồ của từ “chủ thê” (Subjekt). Theo một nghĩa, bất kỳ sinh vật nào cũng đều là một chủ thể, nhưng không phải là một nhân thân (THPQ, §35 A.); theo một nghĩa khác, một Person [Nhân thân] không phải là một Subjekt [Chủ thể], và chỉ trở thành một Subjekt khi có sự PHẢN TƯ của Ý CHÍ vào trong chính mình, vốn là đặc điểm của TUÂN TÝ (THPQ, §105). Ông cũng phân biệt Persönlichkeit [nhân cách] với sự Tự-Ý THỨC nhưng vẫn bằng nhiều cách khác nhau: ở cuốn HTHTT, IV.A., một cá nhân (Individuum) không dám liều mạng sống thì có thể được thừa nhận như một nhân thân, nhưng không được thừa nhận như một tự-ý thức độc lập, còn ở cuốn THPQ §35, để là một nhân thân thì cần nhiều hon là một tồn tại tự ý thức, vì tính nhân thân đòi hỏi phải ý thức về mình như một Cái Tôi, trong khi tự-ý thức chỉ là ý thức về chính mình như một tồn tại cụ thể, nhất định mà thôi. Như vậy, quan hệ giữa Nhân thân [Person] với Chủ thể [Subjekt] và tự-ý thức [Selbstbewusstsein] là không ổn định. Nhưng không giống như Kant, theo Hegel, Nhân thân là sự mô tả tưong đối trừu tượng và Sổ sài về một con người, chỉ nói lên tính pháp nhân đon thuần mà thôi. Đặc biệt, ông nối kết tính nhân thân với đế quốc Ta Mã, ở đó người công dân bị quy giản thành những thành viên “nguyên tử” của các quyền sở hữu, thiếu bề sâu bên trong của chủ thểỉuần lý và ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC thực chất của nền Cộng hòa Hy Tạp và Ta Mã. Tính nhân thân cũng là một đặc trưng Cổ bản của NHÀ NƯỚC hiện đại, nhưng các công dân của nó thì không chỉ là các nhân thân.

Theo quan điểm của Hegel, để là một nhân thân thì không đon giản là phải có một hoàn cảnh riêng, những ham muốn, những nhu cầu, V.V., mà còn có thể TRỪU TƯỢNG HÓA khỏi tất cả những gì cá biệt đối với mình và phải biết suy tưởng về mình như là một cái Tôi (THPQ, §35). Đây chính là một nhân thân theo nghĩa 1(a) của Kant. Tà một nhân thân theo nghĩa này chưa phải là một chủ thể luân lý, chưa phải là một nhân thân theo nghĩa 1 (c), nhưng đã có năng lực pháp lý và được pháp luật tôn trọng như một nhân thân (THPQ, §36). Ở giai đoạn này, những quyền hạn, chỉ là những quyền hạn mang tính hình thức hay phủ định: quyền không bị vi phạm về tính nhân thân và những gì được rút ra từ tính nhân thân (THPQ, §38).

Quyền chủ yếu của một nhân thân, theo nghiên cứu của Hegel, là quyền sở hữu. Điểm mấu chốt của sự sở hữu không phải để thỏa mãn những nhu cầu vật chất: nó chính là để phát triển hay hoàn thiện tính nhân thân của mình. Tính nhân thân với tư cách ấy, trái với thế giới tự nhiên mà con người đang đối mặt, thì hoàn toàn mang tính chủ quan: cần hiện thực hóa bản thân mình trong thế giới ngoại tại bằng cách yêu sách rằng một bộ phận của nó là của riêng mình. Do đó nhân thân có quyền được làm điều này và với bất kỳ cái gì mình sở hữu. Nghiên cứu của Hegel về việc thủ đắc sở hữu, vì thế, tưong tự với nghiên cứu của ông về tự-ý thức: đứng trước một thế giới khách quan xa lạ, cái Tôi trần trụi phải chiếm lĩnh thế giới, dù là theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, để trở thành một con người đã phát triển đầy đủ.

Tại sao một nhân thân phải hiện thân ý chí của mình trong thế giới bên ngoài và tại sao hành động ấy phải mang hình thức của sự chiếm hữu? Nghĩa là, tại sao một nhân thân theo nghĩa 1(a) phải là, hoặc phải trở thành một “nhân thân” theo nghĩa 2? Các câu trả lời tường minh của Hegel thì lại trổ trụi và trừu tượng không làm thỏa mãn: (1) Vì lẽ nhân thân vốn là VÔ HẠN và PHỔ BIỂN, nên việc giới ước vào tính CHỦ QUAN đon thuần là [tự] “MÂU THUẪN và vô hiệu”; thế nên tính nhân thân phải hành động tích cực để VƯỢT BỎ sự giới hạn này và mang lại thực tại cho chính mình, hay, làm cho tự nhiên bên ngoài thành của chính mình (THPQ, §39). (2) Với tư cách là một khái niệm đon thuần, nhân thân phải mang lại cho mình một lĩnh vực bên ngoài của sự Tự DO để hiện hữu như là Ý NIỆM (THPQ, §41). Ông không du nhập ý tưởng về sự THỪA NHẬN (Anerkennung) bởi những người khác cho đến giai đoạn muộn hon, đó là hợp đồng, vì ý chí bên trong của tôi, một cách đon độc, không đủ để thủ đắc sở hữu (THPQ, §71), vì sự hiện thân của Ý CHÍ của tôi đòi hỏi phải làm cho người khác nhận ra được (Erkennbarkeit) (THPQ, §51).

Còn có hai dòng tư tưởng cụ thể hon nổi Hegel:

1. Vì với tư cách là một nhân thân thuần túy (theo nghĩa 1(a)), tôi trừu tượng hóa [thoát ly] khỏi tất cả mọi thứ xác định rõ về tôi, kể cả thân thể của tôi, khiến cho thế giới bên ngoài, bao gồm thân thể tôi, đối diện với tôi như là một cái gì hoàn toàn xa lạ, không được dị biệt hóa theo nghĩa rằng không một bộ phận nào của nó là của riêng tôi cả. Trong thế giới này, tôi hiện diện khắp nổi, và không hiện diện ở đâu cả, không có nổi nào trong thế giới dành cho những nhân thân song hành với tôi và sẽ thừa nhận tôi cũng như tôi thừa nhận họ. Chỉ bằng cách khoanh vùng một phần thế giới này và coi nó như là cái của tôi, thì tôi mới có thể đạt được một mối quan hệ trí tuệ thỏa đáng với nó, mang nội dung nào đó cho cái tôi hết sức mỏng manh của tôi và đưa tôi lên vị trí một nhân thân giữa những nhân thân khác. Dòng tư tưởng này (gần giống với tư tưởng của Fichte) hợp thức hóa rõ ràng hon việc thủ đắc sở hữu bằng thân thể tôi và bằng những thứ mình dùng hàng ngày hon là hợp thức hóa cho việc sở hữu rộng lớn hon.

2. Tính nhân thân bao hàm việc tách cái Tôi trần trụi ra khỏi hoàn cảnh, ham muốn, v.v. của tôi. Tôi tương tác với các đối tượng bên ngoài do những sự ham muốn của tôi, v.v. Nhưng để mang lại nội dung cho ý tưởng rằng tôi là một cái Tôi, một nhân thân, thì không đơn giản là một tập hợp của những ham muốn, hoạt động v.v. Tôi cần phải yêu sách có một cái đối ứng khách quan cho cái Tôi trần trụi của tôi, một ĐỐI TƯỢNG có liên quan tới tôi đơn giản như nó là của tôi, chứ không phải như sự thỏa mãn một trong những HAM MUỐN nhất thời. Dòng tư tưởng này chính đáng hóa việc sở đắc một đối tượng không có liên quan đến nhu cầu của tôi, nhưng việc nó chính đáng hóa sự sở đắc nhiều hơn một đối tượng như thế thì lại không rõ ràng.

Trong cuốn THPQ, Hegel xem xét sự sở hữu trong ba giai đoạn của nó (chiếm hữu, sử dụng và XUÂT NHƯỢNG lần lượt bao hàm phán đoán khẳng định, phán đoán phủ định và phán đoán VÔ HẠN); hợp đồng; vai trò của sở hữu trong XÃ HỘI DÂN sự. Ông tin vào sự tất yếu của sở hữu cá nhân (tư nhân) thay vì sự sở hữu mang tính thể chế, nhưng cũng cho rằng nhà nước và chỉ có nhà nước mới “có thể hủy quyền sở hữu cá nhân trong các trường hợp ngoại lệ” (THPQ, §46A). Nghiên cứu của ông về sở hữu và các loại hình khác nhau của nó là sâu sắc, nhưng việc ủng hộ của ông cho sự sở hữu phần nào vượt ra khỏi những luận chứng tường minh của ông dành cho nó.

Cù Ngọc Phương dịch

Từ điển Công Giáo Anh-Việt

genitive

Sở hữu, thuộc cách

property

1. Đặc tính, đặc trưng, tính chất, thuộc tính, tính cố hữu 2. Tài sản, sản nghiệp, vật sở hữu, sở hữu

Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

possessiv /[’posesi:f] (Adj.) (ẳprachw.)/

sở hữu (besitzanzeigend);

vereinen /(sw. V.; hat) (geh.)/

sở hữu; có; nắm giữ;

ông ta nắm tất cả mọi quyền hành trong tay. : er vereint alle Mächte in seiner Hand

besitzen /(unr. Verb; hat)/

có; sở hữu; làm chủ;

sở hữu một cái nhà : ein Haus besitzen có nhiều sách : viele Bücher besitzen hắn nghèo kiết xác, hắn không có một xu : (ugs.) er besaß keinen Pfennig những người giàu có, tầng lớp giàu có : die besitzende Klasse (nghĩa bóng) có khẩu vị tinh tế : Geschmack besitzen chiếm được thiện cảm, lòng tin cậy của ai : jmds. Zuneigung, Vertrauen besitzen hận láo xược đến nỗi nói dối cả tôi. : er hat die Frechheit besessen, mich anzulügen

verfügen /(sw. V.; hat)/

có; sở hữu; toàn quyền sử dụng;

có kinh nghiệm phong phú. : über große Erfahrung verfügen

innehaben /(unr. V.; hat)/

giữ (một kỷ lục); tiếp nhận; nhận chức; chiếm (chỗ, buồng ) (einnehmen, besitzen, bekleiden) (geh ) có; sở hữu (besitzen);

Từ điển triết học Kant

Sở hữu (sự) [Đức: Eigentum; Anh: property]

Xem thêm: Sở đắc, Khế ước, Công bằng (sự), Bổn phận, Chiếm hữu (sự),

Trong CTTH, HBCV, và SHHĐL Kant xác định nhà nước dân sự bằng ba nguyên tắc tiên nghiệm là tự do, bình đẳng và độc lập. Trong sơ đồ này, quyền sở hữu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chẳng hạn, trong LTTH, Kant đi từ sự tự do của mỗi thành viên trong khối cộng đồng xét như một tồn tại người, đến sự bình đẳng của họ trước pháp luật. Tuy nhiên, đối với ông, cái sau “hoàn toàn nhất quán với sự bất bình đẳng hết mức của số đông về mức độ chiếm hữu” khi định nghĩa một cách đáng ngờ những sự chiếm hữu như là “sự ưu việt về mặt tinh thần hoặc thể chất trên những người khác”, “sở hữu ngẫu nhiên bên ngoài” và “các quyền đặc thù (vốn có nhiều) chống lại những quyền khác” (CTTH tr. 75). Qua việc đồng nhất hóa sở hữu với những sự phú bẩm may mắn khác, Kant có thể tiến hành nghiêm ngặt, trong bàn luận của ông về “sự độc lập”, việc hạn chế số lượng công dân “được quyền bỏ phiếu về các vấn đề lập pháp” đối với người có quyền sở hữu (CTTH tr. 78). Sự hạn chế này được xác định qua việc ông mở rộng định nghĩa về quyền sở hữu để không những bao hàm những chủ đất (tức những người có “quyền sở hữu vĩnh viễn”) mà còn bao hàm cả những nam giới tuổi thành niên nào - “dĩ nhiên là không có một đứa trẻ con, hoặc một người phụ nữ nào” (tr. 78) - có sự sở hữu dưới hình thức một kỹ năng, một nghề nghiệp, mỹ thuật hay khoa học. Rõ ràng, cách thức giành được quyền sở hữu và cách thức quyền sở hữu được phân phối gây ra rất nhiều vấn đề.

Kant phế truất hai sự biện minh theo quy ước đối với quyền sở hữu: sự biện minh phong kiến dựa vào sự chiếm đoạt bằng vũ lực (CTTH tr. 78) và lý thuyết lao động về sở hữu (SHHĐL, tr. 268, tr. 89). Thay vào đó, Kant đặt nghiên cứu của ông về quyền đối với sở hữu tách khỏi đối tượng sở hữu và thay vào đó là tập trung vào các yêu sách chống lại người khác mà quyền sở hữu đã bao hàm. Ông trừu xuất khỏi sự sở hữu cảm tính hay “những điều kiện cảm tính của sự chiếm hữu, xét như một mối quan hệ của một nhân thân với các đối tượng” và thay vào đó, tập trung vào sự chiếm hữu xét như mối quan hệ của một nhân thân với các nhân thân khác” (SHHĐL tr. 268, tr. 88). Quyền của một cá nhân đối với sở hữu là một quyền mà mọi người khác buộc phải tôn trọng; quyền này được tôn trọng bởi vì “ý chí của con người đầu tiên... phù hợp với tiên đề về sự tự do bên ngoài, với định đề về năng lực của người ấy trong việc sử dụng những đối tượng bên ngoài của sự lựa chọn, và với việc đề ra luật của ý chí của tất cả mọi người được suy tưởng như được thống nhất một cách tiên nghiệm” (SHHĐL tr. 268, tr. 88). Với phân tích pháp này, Kant hy vọng đưa ra được một sự biện minh cho “sự chiếm hữu khả niệm”, mặc dù trong trường hợp này khó mà tách biệt cái khả niệm ra khỏi cái khả giác và cái lịch sử. Đây chính là trường hợp khi những nhà lập pháp của một khối cộng đồng thống nhất để thiết lập một trật tự sở hữu, tự họ đã được xác định như những người có quyền sở hữu rồi.

Thánh Pháp dịch

Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

Besitz /m -es/

1. [sự, quyền] sở hữu (G, von D: cái gif den -ántreten đượcquyềnsỏhữu; etw in Besitz nehmen von etw (D) Besitz nehmen [ergreifen] chiếm, đoạt, chiémlấy, chiém lĩnh, chiém đoạt; etw in seinen - bringen nhận vơ, nhận xằng; in Besitz bekommen có, có được, kiếm được, tìm dược; in den - einer Sache (G) [von etw (D)] kommen [gelangen] được quyền sỏ hữu; etw im [in] - haben, im -einer Sache (G) [von etw (D)]sein có; 2. tài sản, của cải, sản nghiệp; 3.điền trang, dinh cơ.

Từ điển Nguyễn văn Tuế -- Việt-Đức

sở hữu

Eigentum n, Besitz m, Vermögen n; quyển sở hữu Eigen tumsrecht n.

Từ điển phân tích kinh tế

ownership,property

sở hữu

Từ điển Prodic - KHKT - Việt - Anh

 possession /điện tử & viễn thông/

sở hữu

 own /toán & tin/

riêng, có, sở hữu